1. Nguyên lý hoạt động của đồng hồ cơ
Cấu tạo đồng hồ cơ bao gồm một số bộ phận chính: Bộ phận tạo năng lượng, bánh răng, bộ thoát, phần điều khiển và bộ phận hiển thị thời gian.
Cơ chế hoạt động: Đồng hồ cơ được cung cấp năng lượng bằng cách lên dây cót (với đồng hồ Handwinding) hoặc thông qua bộ phận quay (lên dây cót tự động với đồng hồ Automatic).
Năng lượng sau khi được nạp sẽ truyền qua ổ cót tới các bánh răng và các bánh răng này sẽ tự truyền động cho nhau. Tại đây, bộ phận thoát sẽ ngăn không cho các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, mà bộ phận thoát sẽ chạy theo nhịp liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo một tiến độ nhất định.
Do cơ chế vận hành phức tạp nên việc đồng hồ cơ không chạy có nhiều nguyên nhân và cách khắc phục khác nhau.
2. Nguyên nhân và cách khắc phục đồng hồ cơ không chạy
2.1. Đồng hồ lâu ngày không sử dụng
Nguyên nhân: Đồng hồ cơ thường tích trữ một nguồn năng lượng để đảm bảo hoạt động cho thiết bị trong một khoảng thời gian nhất định như với đồng hồ bình thường có thời gian trữ cót tầm 38 – 40 giờ, dòng Powermatic cho thời gian dùng gấp đôi và khi hết năng lượng dự trữ này, đồng hồ sẽ không còn chạy được nữa.
Cách khắc phục:
Để xử lý trường hợp đồng hồ không sử dụng được do để lâu ngày, hết năng lượng, bạn có thể áp dụng cách sau:
– Với loại đồng hồ Handwinding (lên dây cót tay): Để nguyên vị trí núm điều khiển (trạng thái núm đóng), vặn núm theo chiều kim đồng hồ nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 lần thì thiết bị sẽ chạy lại bình thường.
– Với đồng hồ Automatic (tự động lên dây cót): Đeo đồng hồ vào tay, lắc nhẹ tay qua trái – phải khoảng 10 lần, đồng hồ sẽ vận hành trở lại.
2.2. Không đóng núm chỉnh giờ
Nguyên nhân: Đồng hồ cơ không chạy cũng có thể là do bạn đã kéo núm điều chỉnh để chỉnh lại giờ, ngày tháng thì không đóng núm lại hoặc bị vướng nên núm vẫn ở trạng thái mở.
Cách khắc phục: Trong trường hợp này, bạn cần xem lại thời gian, điều khiển núm chỉnh đúng thời gian hiện tại và ấn núm vào trạng thái đóng thì đồng hồ sẽ chạy bình thường lại.
2.3. Xảy ra hư hỏng bên trong đồng hồ
Nguyên nhân: Khi đồng hồ bị lỗi bên trong do nhà sản xuất hoặc do tác động từ các yếu tố bên ngoài khiến dây cót lên sai cách, dây cót bị đứt, nhiễm từ, bánh răng đồng hồ bị hư.
Cách khắc phục: Nếu thiết bị của bạn rơi vào trường hợp lỗi này thì không nên tự ý sửa chữa tại nhà nếu bạn không phải là thợ chuyên nghiệp. Hãy liên hệ trung tâm bảo hành, tiệm sửa chữa uy tín để kiểm tra và khôi phục hoạt động cho đồng hồ.
2.4. Đồng hồ bị từ hóa
Nguyên nhân: Khi đặt đồng hồ ở gần các thiết bị điện tử có mức độ từ tính cao dễ khiến những bộ phận được làm từ chất liệu kim loại có trong đồng hồ bị dính hay đẩy nhau, hiển thị thời gian không chuẩn xác và có thể làm đồng hồ dừng chạy.
Cách khắc phục: Phát hiện đồng hồ bị từ hóa, bạn nên đem nó tới trung tâm bảo hành để các chuyên viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra và xử lý.
2.5. Đồng hồ chết do khô dầu
Nguyên nhân: Sau một thời gian sử dụng, đồng hồ cơ bị oxy hóa, dẫn đến trường hợp dầu bên trong bị khô lại, làm đồng hồ bị kẹt máy, ngừng hoạt động.
Cách khắc phục: Bạn đem đồng hồ đến trung tâm bảo hành, cơ sở sửa chữa đồng hồ chuyên nghiệp để kiểm tra, lau dầu cho sản phẩm. Nên tập thói quen thêm dầu định kỳ để đảm bảo đồng hồ chạy mượt mà, không bị ngừng chạy do lỗi khô dầu nữa.
3. Cách bảo quản đồng hồ cơ lâu bền
- Định kỳ mỗi tuần nên lên dây cót một lần để giữ cho đồng hồ cơ hoạt động ổn định, hiển thị thời gian với độ chính xác cao.
- Nếu bạn có thời gian hay dùng đồng hồ thường xuyên thì với dòng Handwinding nên lên dây cót mỗi ngày để bổ sung năng lượng, đảm bảo hoạt động cho đồng hồ. Dòng Automatic thì nên đeo tối thiểu 8 giờ/ngày để cấp đủ nguồn năng lượng dự trữ cho đồng hồ chạy êm, không bị chết.
- Sau một thời gian sử dụng nên chủ động chỉnh lại núm điều khiển bằng cách kéo núm ra 2 nấc, chỉnh sao cho kim đồng hồ xoay thuận chiều, lựa chọn thời gian hiện tại sau đó đẩy núm vào trong để đóng lại, vừa đảm bảo cho đồng hồ chạy hiệu quả vừa giúp tránh nước, bụi bẩn xâm nhập làm giảm độ bền đồng hồ.
- Khi không sử dụng đồng hồ, bạn nên úp mặt đồng hồ xuống một miếng vải mịn để tăng cường tuổi thọ cho dây cót.
- Hạn chế làm rơi, để đồng hồ cơ va chạm với những đồ vật cứng, hạn chế tiếp xúc với nước để tránh hơi nước bám vào mặt kính, gây khó khăn cho việc xem giờ và dễ làm hỏng đồng hồ.
- Không để nơi có từ trường mạnh, không tiếp xúc với hóa chất có tính axit cao vì dễ làm các bộ phận kim loại bị phai màu, biến dạng, hư hỏng.
Xem thêm: